– Đúng, anh nói đúng, đã quá nhiều mạng người đổ xuống cho sứ mệnh của tôi.
– Ngắn gọn, tôi không cần quan tâm đến những thứ ông tin là cao cả. Hãy cho tôi biết hai điều: một, tám viên đá còn lại ở đâu; hai, bí mật của mười hai viên đá đó là gì. Tôi đôi lúc rất thú vị khi thấy người ta ngạc nhiên, nhưng ở ông thì không,
Lamech hít một hơi thật sâu rồi trầm ngâm nói,
– Ở Mỹ tôi đã mất bốn viên, tôi chỉ có thể giữ tám viên sang Việt Nam, tôi giao nó cho bảy người thân cận nhất của tôi khắp miền Nam, một viên còn lại tôi giữ. Nhưng khi thấy anh này đến, tôi sợ rằng anh đang tìm cách lấy nó đi, tôi đã chuyển nó cho bà Lan giữ. Không có bí mật gì ở mười hai viên đá đó cả, nó chỉ là biểu tượng quyền lực.
– Thưa ông Lamech, ông cần hiểu, nói dối lúc này là không cần thiết. Mười hai viên đá đó không đơn thuần chỉ mang biểu tượng quyền lực của người có nó, mà nó còn có một ý nghĩa khác. Để tôi đoán, nếu tôi nói sai chỗ nào ông bổ sung cho tôi. Được chứ? Tốt. Mười hai viên thạch bảo, tượng trưng cho mười hai tổ phụ, những dòng tộc được xem là chính thức của tổ phụ Abraham, qua nhiều thế hệ của thầy tư tế cao nhất Do Thái giáo, hay nói cách khác chính là vị giáo chủ đã giữ tấm khiêng đeo trước ngực mang mười hai viên ngọc, mỗi viên khắc tên một vị tổ phụ. Bằng cách nào đó, mà mười hai viên thạch bảo kia có liên quan đến một kho báu người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã. Ông lại giật mình hơi quá rồi Lamech. Vậy, ông đang bảo vệ kho báu đó hay muốn cướp nó?
– Ông đã nghe nói đến Hội Những Đứa Con Của Tự Do chưa?
– Hội kín cách đây ba trăm năm ở Mỹ, tương truyền do người Thanh giáo lập nên ở Boston? Ông làm tôi hào hứng đó.
– Ban đầu, hội kín đó là phong trào bạo động đòi quyền độc lập cho nước Mỹ, trong hội có rất nhiều người Do Thái chúng tôi, sau đó, suốt thời gian còn lại của nước Mỹ, hội trở thành trung tâm đấu tranh cho quyền tự do nhân loại. Tinh thần của hội gần giống với tinh thần Do Thái giáo chúng tôi, lòng bác ái. Chúng tôi đã lớn lên trong sự che chở và giúp đỡ của hội, chính hội đã giúp đỡ tôi leo lên hàng giáo phẩm của Do Thái giáo và tiếp cận được giáo chủ. Đột nhiên tôi được lệnh phải lấy được priestly breastplate, vâng, tấm khiên trên ngực giáo chủ; với mệnh lệnh rằng nó liên quan đến công việc giải phóng tự do cho nhân loại. Tôi đã đánh cắp nó, và ngay sau đó giáo chủ chết, tôi bị hội đồng Do Thái giáo nguyền rủa, cho rằng tôi đã giết giáo chủ, họ trục xuất tôi bằng một tòa án không kém gì khi họ trục xuất Sopinoza. Nhưng khi mang được tấm khiêng về cho Hội những đứa con của tự do, tôi phát hiện ra, tấm khiên này liên quan đến kho tàng của người Do Thái ở tại Đức, trước khi Phát Xít Đức thành hình, những người Do Thái chúng tôi đã gom tiền vàng của giáo dân đem cất dấu ở một nơi quan trọng mà bản đồ nằm trên tấm khiêng, không biết vì lí do gì câu chuyện đó đi vào truyền thuyết. Hối hận vô cùng, tôi đã sang Việt Nam du lịch mà ở nơi đó tôi đã quen một cô gái và sau đó tôi biết cô ta có con với tôi. Về nước, tôi trở thành kẻ vô thừa nhận, giáo hội Do Thái ruồng bỏ tôi, những kẻ theo hội Những đứa con của Tự Do thì truy lùng tôi. Tôi thay tên, đổi họ và giải phẩu chỉnh hình để có một đời sống mới, cứ tưởng mọi chuyện sẽ qua, nhưng tôi biết những kẻ theo tôi vẫn còn đó. Không còn cách nào khác, tôi phải chống trả, tôi lập ra một hội của riêng mình với cái tên Hội những đứa con bị ruồng bỏ. Dưới xã hội nước Mỹ, khi những đứa con lớn lên nhiều bất mãn với gia đình, hội của tôi đã có nhiều thành viên không kém bất kỳ hội kín nào.