***
– Anh thấy không, ở đây chúng ta được dịp trở về quá khứ, luôn có cách đi ngược thời gian bằng cách đi ngược chiều vào trung tâm thành phố. Ở Nhà Bè, những nếp sống của họ gợi cho tôi thời gian tôi còn bé, còn những quán rong trước nhà, ánh đèn hiu hắt, gió thoảng từng cơn trong giấc mộng đêm hè.
– Đi với anh tôi luôn thấy thoải mái. À, tôi có một điều quên hỏi anh. Sao anh biết hắn phải là người miền Tây?
– Ăn may thôi anh, không có điều gì khiến tôi biết. Nhưng trực giác tôi mách bảo, một người con gái thuần chất miền Tây và còn nhiều khuyết tật tâm hồn sẽ yêu đắm đuối một chàng thanh niên mà khí chất thôn dã vẫn còn. Những cô gái miền Tây thường thích con trai miền Nam hơn, tôi chẳng biết, có thể vì sự gần gũi văn hóa. Nên tôi đưa vào dữ kiện miền Tây để thu hẹp quan sát. Anh biết không, đôi lúc chúng ta cần trực giác nhiều hơn là lý trí, trong trường hợp này là vậy.
– Vì sao?
– Vì chúng ta cần tin rằng bản năng không bao giờ phản bội chúng ta. Anh đã từng gặp kẻ nào mà khiến anh cảm thấy sợ sệt chưa? Vì tiềm thức của anh lí trí nhanh hơn lí trí do chúng ta tổng hợp lại, chính tiềm thức đã cô đọng chúng lại thành những phản xạ vô điều kiện, đó chính là trực giác. Trực giác chúng ta, khi nguy hiểm nhất, chưa bao giờ phản bội chúng ta.
– Đúng.
***
Cơn gió đầu mùa Hạ bắt đầu thổi những hơi khô khốc lan qua mặt đường Huỳnh Tấn Phát, bên dốc cầu Phú Xuân là huyện lị Nhà Bè. Phi đưa làn môi nhấp từng ngụm sữa, sữa vện một lớp trắng quanh môi, đó là nét đẹp bình dị của một đứa con Hà Nội lần đầu xuống phố. Bên đây cầu Phú Xuân, buổi tối người ta tụ tập bán đủ thứ, cháo, chè, trà sữa, bánh canh, nui, bún, miến, cơm, xôi v.v. Tôi có cái thú ngồi đường uống sữa đậu nành, không phải vì nó ngon, mà vì nó gợi nhiều ký ức. Phi không nhìn tôi, có lẽ vì cảm thấy câu hỏi sổ sàng.
– Chắc hẳn tuổi thơ anh gắn liền với phố phường và nếp người bình dân? Tôi ngồi đây và cảm giác anh luôn dành nhiều tình cảm cho những người bình dân. Anh thích quan sát và muốn hiểu tâm tình của họ, những tâm tình rất đỗi bình dị và tầm thường. Tôi nhìn trong đôi mắt anh như một người rời xa quê hương và cố nhìn lại nó lần cuối, như cơn hấp hối cuối đoạn đường gắng hơi thở dốc.